Thời gian ơi xin hãy trôi chậm lại
Trái đất ơi xin hãy quay ngược vòng
Bạn bè ơi xin nhớ nhau mãi mãi
Để tiếng cười vang mãi trên môi

..

Lễ hội tắm sông Hằng Kumbh Mela

                                          
Mỗi dân tộc đều trải qua một quá trình hình thành và phát triển. Một số dân tộc cũng có lịch sử lâu đời như Ấn Độ. Nhưng sự liên tục và nhất quán giữa quá khứ và hiện tại của Ấn Độ thì gần như không tìm thấy ở đâu khác nữa. Ấn Độ luôn được coi là vùng đất của điều linh thiêng và huyền bí, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học và du khách trên thế giới. Cho đến nay vô vàn những khám phá và tìm tòi về một trong những chiếc nôi của nền văn minh thế giới đã được khởi lộ. giáo sư Macdonell từng quả quyết “ Ngoài Trung Quốc ra không có nước nào có thể tìm được nguồn gốc ngôn ngữ và văn học, những nghi lễ tôn giáo và tín ngưỡng , những tập tục và tập quán xã hội của mình qua một sự phát triển không ngừng trong hơn 3000 năm như Ấn Độ” Hãy đến với Ấn Độ, đến với mảnh đất của những ước mơ và sự lãng mạn! mảnh đất của sự giàu có kỳ lạ và sự nghèo khổ kỳ quái, của sự huy hoàng lộng lẫy và những nùi rẻ rách, của những lâu đài tráng lệ và những ổ chuột kinh hoàng, của cái đói thắt lòng và sự thừa mứa đáng ghê tởm, đất nước của hàng ngàn tôn giáo và hàng triệu vị thánh thần để một lần được hiểu hơn về đất nước con người vùng Nam Á này. Tuy nhiên trong một bài viết ngắn gọn chúng ta không thể nào tìm hiểu hết về nền văn hóa ấy, mà sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu một khía cạnh nào đó của vấn đề. Và đề tài tôi muốn cùng các bạn hướng đến đó là “ Sông Hằng trong dòng chảy tâm linh người Ấn Độ” 
 Có một thực tế là một số nhà nghiên cứu và khách du lịch khi đến Ấn Độ sau đó bốc hơi với sự ghê tởm đối với nền văn minh đã lạc hậu của đất nước này và không nghi ngờ gì nữa chắc chắn họ đã bày tỏ sự coi thường của mình đối với Ấn Độ. Và một ngày đó bạn du lịch đến mảnh đất ấy, du thuyền trên dòng sông Hằng vào lúc bình minh hay buổi chiều tà thì hẳn bạn sẽ trông thấy rất nhiều cảnh tượng kì lạ như có rất nhiều người tắm trên sông Hằng, uống nước sông, thỉnh thoảng lại thấy những bộ phận cơ thể bị đốt thành than trôi lập lờ trên dòng sông thì đừng lấy đó làm sợ hãi. Nếu bạn là người thông minh mẫn tiệp thì bạn sẽ cố gắng tìm cho mình câu trả lời là tại sao những người dân đó lại như vậy hơn là vội vàng quy kết nó với sự “ghê tởm”. Bài viết này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn để rồi qua đó hiểu hơn về con người và phong tục tập quán ở mảnh đất Nam Á này. Đó cũng là mục đích mà đề tài muốn hướng tới.
 Vậy thì có một câu hỏi đặt ra là tại sao trong tiềm thức người Ấn, đặc biệt là người theo đạo Hindu, sông Hằng lại có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ đến vậy? những nghi thức và nguồn gốc của các tục lệ đó là gì? Sông Hằng được biết đến là một con sông linh thiêng của Ấn Độ. Nó bắt nguồn từ dãy Himalaya, choàng qua phía Bắc Ấn. Dãy núi cao nhất thế giới với khối băng tuyết vĩnh cữu của nó là nguồn nước vô tận của sông Hằng. Vì vậy trong tư duy huyền thoại của người Ấn Độ, sông Hằng là con gái của Himalaya. Không những thế theo người Ấn Độ sông Hằng là con sông trên trời. Nó chảy tung bọt dưới chân thiên thần Vishnu-thần bảo tồn, nên nó có tên gọi Vishnupadi. Khi vua Bhagiratha tiếp tục ý nguyện cha mình đả bỏ ngai vàng lên Himalaya luyện phép mới mời được sông Hằng rời thiên giới quay dòng chảy xuống tưới mát cho trần gian. Nó chảy ngang qua Himalaya và tiếp tục chảy xuống âm phủ. Vì vậy sông Hằng có 3 dòng chảy qua cả ba thế giới. Trên trời nó là Ngân Hà, mặt đất nó là Hằng Hà, dưới âm phủ nó có tên là Patalaganga. Vì sông Hằng chảy qua ba thế giới nên nó còn được gọi là Tripathaga. Nước sông Hằng đối với người Ấn Độ có sức thanh tẩy rất nhiệm màu. Người có tội đến tắm nước sông Hằng sẽ trở nên trong sạch. Đến với sông Hằng, gọi tên sông Hằng người ta cảm thấy tỉnh tâm, thanh thản và như trút đi mọi khổ cực lo âu của cuộc đời. Do vậy sông Hằng được xem là người mẹ hết sức bao dung và nhân từ. Chính nhờ khả năng thanh lọc đặc biệt mà lễ hội tắm sông Hằng trở thành một lễ hội tôn giáo thiêng liêng. Đó là lễ hội tắm Kumbh Mela. Nguồn gốc cái tên Kumbh Mela là một truyền thuyết, trong tiếng Hindi thì Kumbh có nghĩa là “ bình”, còn Mela có nghĩa là tập hợp. Theo huyền thoại khuấy biển sữa trong kinh Veda, các vị thần đã chiến đấu với yêu ma để dành lại bình rượu tiên giúp trường sinh bất tử. Trong trận chiến này thì một vài giọt trường sinh trong chiếc bình đã rơi xuống 4 địa điểm trên trái đất, tất cả các địa điểm trên đều thuộc Ấn Độ ngày nay và nằm bên bờ sông Hằng. Đó là thành phố Allahabad thuộc bang miền bắc Uttar Pradesh, thành phố Hari War thuộc bang Uttara Khand, thành phố Ujjain thuộc bang Madhya Pradesh và thành phố Nasik thuộc bang Maharashtra. Do trận chiến kéo dài 12 ngày đêm liên tục trên trời, tương đương với 12 năm dưới mặt đất. Trong tâm thức người Ấn Độ thì những giọt trường sinh đã mang lại điều linh thiêng cho bốn vùng đất trên và người Hindu giáo đã kỉ niệm ngày lễ này 12 năm một lần, luân phiên tại bốn địa điểm. Nếu tính như vậy thì cứ 3 năm tại Ấn Độ lại diễn ra lễ Kumbh Mela. Theo tính toán chiêm tinh của người Ấn thì lễ hội Kumbh Mela được tổ chức 12 năm một lần và bắt đầu từ ngày Makar Sankranti. Thời điểm mà mặt trăng, mặt trời và sao mộc Capricorn nhập vào cung thứ nhất của hoàng đạo. Các cấu hình trên Makar Sankranti chiêm tinh gọi là “ Kumbha Snana yoga” và được coi là đặc biệt tốt lành. Người Hindu tin rằng việc thông quan từ trái đất đến các hành tinh cao hơn mở cửa vào lúc đó, do đó cho phép các linh hồn dễ dàng có thể đạt được các thiên thể thế giới. Đó cũng là lý do tại sao lễ hội Kumbh Mela lại phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân. Kumbh Mela là lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới, lôi cuốn hàng trệu người tham gia, tập hợp mọi thành phần trong xã hội Ấn Độ, từ kẻ giàu người ngèo thuộc các đẳng cấp khác nhau. Vậy thì trong những ngày diễn ra lễ hội thì họ sẽ làm gì? Mỗi sáng trên các bậc làm từ đá cẩm thạch trắng( Gát), các tu sĩ tiến hành ngi lễ cúng tế dòng sông. Thấp hơn một chút các tín đồ đặt những chiếc cốc nhỏ làm bằng lá đa chất đầy hoa và nến, có người thì đổ sữa xuống dòng sông…Những người đầu tiên thực hiện nghi thức tắm sông Hằng là hàng trăm tu sĩ khổ hạnh ( còn gọi là các Naga sadhus), sống đơn độc và thiền trong các vùng rừng núi. Họ được người Hindu tôn vinh là đại diện cho các thánh thần trên mặt đất vì sự hy sinh bản thân và chối bỏ cuộc sống trần tục vật chất. Họ chị xuất hiện vào ngày Kumbh Mela, vào ngày này thì họ sẽ ở trần, bôi tro lên mình và sau đó đứng ngập trong nước đọc những câu thần chú, những câu kinh hay luyện Yoga. ( các Naga xuất hiện trong lễ hội) Tiếp sau đó là hàng ngìn tín đồ Hindu sẽ ùa xuống dòng sông, lặn ngụp trong dòng nước mà họ từng ao ước một lần trong đời được đến. Họ tin rằng nếu làm như vậy thì sẽ giúp họ gột rửa hết mọi tội lỗi. Hay đơn giản chỉ là vốc một vốc nước mà uống thì đàn bà không có con sẽ có con, người bệnh tật uống nước ấy thì khỏi bệnh, còn người già thì họ tin rằng họ sẽ thanh thản nhẹ bước về cõi trời…nói chung là đem lại may mắn cho họ. Ngoài mục đích tâm linh là giúp con người gột bỏ tội lỗi thì nghi lễ này còn có ý nghĩa mang lại hòa bình và bình đẳng đối với người dân Ấn Độ(khi tất cả mọi người cùng tắm chung một dòng nước). Không chỉ vào ngày hội Kumbh Mela người ta mới ngâm mình dưới dòng nước sông Hằng mà hình như con sông này không biết từ bao giờ như là một phần cuộc sống của họ. Mỗi ngày, từ sáng tinh mơ cho đến lúc màn đêm buông xuống, bên bờ sông diễn ra tất cả những sinh hoạt có thể có trong một đời người: thiền định, tắm gội, giặt giũ, cầu nguyện, ăn uống, tế lễ và từ giã cõi đời. Dường như hàng ngàn năm qua, mặc cho thế giới bên ngoài biến chuyển không ngừng, đời sống bên sông Hằng vẫn không thay đổi. Và khi chết nếu được chết bên bờ sông Hằng thì đó là một diểm phúc của người Hindu. Sở dĩ như vậy là vì đối với tín đồ đạo Hindu, cái chết là sự kiện quan trọng nhất đời người. Khi biết mình không sống được lâu nữa, điều đầu tiên các tín đồ Hindu nghĩ đến là hành hương về thánh địa Varanasi- nơi ánh sáng của các vị thần chiếu rọi. “ một thành phố lâu đời nằm bên bờ sông Hằng, tương truyền 6000 năm trước thành phố này do thần Shiva sáng lập ra và bất kì người nào chết ở đây đều đến được với thần Shiva. Nơi đây đã từng ghi dấu chân của Đức phật Thích Ca Mâu Ni, Cao tăng Huyền Trang và là nơi tru ngụ của rất nhiều hiền nhân đáng kính của Ấn Độ như:Đức phật Gautama, Mahavira, Kabir…” Chính vì vậy mà thánh địa Varanasi có rất nhiều người già, ốm, người chết và quả phụ. Sau khi trút hơi thở cuối cùng , những người chết sẽ được quấn vãi trắng rất kín, đặt nằm trên một cái cáng. Sau đó người ta sẽ khiêng hai đầu cáng nhúng xuống sông Hằng- lần nhúng cuối cùng của một đời người và đưa lên giàn thiêu. Tro của người chết sẽ được rãi trên sông Hằng. Những người ở xa phải thật giàu mới có tiền mang xác về đây để hỏa thiêu. Người nghèo thì đổ tro vào nhánh con nào đó của sông Hằng gần nhà mình nhất . Nhưng có một số người được thả thẳng xác xuống sông Hằng mà không cần thiêu thành tro. Đó là trẻ con ngây thơ, các bậc hiền triết… Theo người Hindu thì làm như vậy sẽ giúp linh hồn người chết siêu thoát khỏi những trầm luân của cuộc đời. Và tất cả đều bắt nguồn thừ một truyền thuyết xa xưa: “Ganga là tên nàng. Trong tranh thờ người ta vẽ nàng có nước da trắng, trang phục màu trắng, cưỡi trên một con cá sấu. Nàng có bốn tay, tay cầm bông hoa súng, tay cầm tràng hạt, tay cầm bình nước thiêng. Một bàn tay ngửa ra hướng lên trời trong tư thế bảo hộ. Chuyện nàng từ trên thiên đường xuống với trần gian là cả một thiên trường tiểu thuyết. Ông vua Sakar là một đại vương hùng mạnh, ông có 6 vạn con trai. Cách thức mở rộng bờ cõi của vua là làm một lễ tế ngựa. Chọn ra một con ngựa có dấu thiêng trên người, thả cho ngựa chạy sang các lãnh thổ vương quốc khác. Một đạo quân binh hùng tướng mạnh rầm rộ phi theo sau con ngựa, ngựa chạy đến đâu bờ cõi đại vương mở rộng đến đó. Kẻ nào chặn đường ngựa sẽ bị xem là quân thù. Bằng cách như vậy, Sakar đã chinh phục được các nước láng giềng, vương quốc của ông ta mở rộng như vũ bão. Ngọc hoàng Indra từ trên trời hoảng sợ trước sự bành trướng của vua Sakar. Ngọc Hoàng bèn xuống tay bắt trộm con ngựa, đem giấu vào am ân sĩ Kapila. Ẩn sĩ đang nhắm mắt ngồi thiền, sáu vạn đứa con trai của vua Sakar theo dấu ngựa tìmn. Chúng lấy lại ngựa nhưng nói năng hỗn xược định phá am ẩn sĩ. Ẩn sĩ mở choàng mắt, ánh mắt của ông tức khắc thiêu chúng thành tro bụi. Lỡ ra rồi, ẩn sĩ lại ân hận. Ông truyền rằng 6 vạn gã trai sẽ được phục sinh nếu cầu xin nữ thần Ganga từ trên trới đua nước xuống. Tro ấy gặp nước thiêng sẽ cho chúng trở lại làm người. Đó là cả một hành trình gian khó, trong đám cháu chắt của nhà vua có một dũng sĩ có đủ thanh sạch để cầu nguyện. Thần sáng tạo Bradma bằng lòng cho nữ thần Ganga đưa nước xuống, nhưng cảnh báo phải nhờ Shiva chặn bớt nước nếu không thế gian sẽ chìm đắm trong cơn đại hồng thủy. Qủa nhiên Shiva phải chìa mái tóc tết của mình để chặn bớt một dòng nước từ trên trời do nữ thân Ganga đổ xuống. Dòng sông ấy chia làm ba nhánh . Nhánh vẫn chảy trên trời tên là Mandakini, nhánh đổ xuống cõi âm gặp đống tro tàn phục sinh cho sáu vạn đứa con trai có tên là Bhagirath-tên người chắt đã thành tâm cầu nguyện làm động lòng nữ thần Ganga. Nhánh chảy xuống trần gian mang tên nữ thần Ganga – sông Hằng. Người ta thả tro cốt hỏa táng xuống sông Hằng là vì vậy.
Sử gia Wille Durant viết trong “ Lịch sử văn minh Ấn Độ” về sông Hằng như sau: “Ngay từ thời huyền Trang, đã có cả triệu người Ấn mới sang sớm đã nhảy xuống sông Hằng (Gange) tắm, từ hồi đó, không ngày nào là mặt trời mọc trên con sông đó mà không khí không vang lên những lời cầu nguyện của hằng hà sa số tín đồ muốn tẩy uế và giải thoát, thấy vừng dương vừa ló rạng là họ đưa hai tay về phía mặt trời, miệng niệm hoài hỷ mỗi câu “Om, om, om”. Vì Bensares( Varanasi) ở gần chỗ con sông Jumma( Yamuana) đổ vào con sông Gange, cả hai đều thiêng liêng nên châu thành đó thành một thánh địa, mỗi năm có mấy triệu tín đồ tới hành hương, có những ông già bà cả từ rất xa lại đó tắm trên sông để mong khi chết được trong sạch, gột hết tội lỗi. Người ta không thể không rùng mình khi nghĩ rằng từ hai ngàn năm nay, những tín đồ đó lại Besnares để run lập cập nhúng mình xuống nước lạnh mùa đông và ngại ngùng hít cái mùi thịt cháy của các xác thiêu trên những giàn hỏa gần đó, và suốt thế kỉ này qua thê kỉ khác, tụng niệm những lời kinh đó, khấn vái những thần linh im lặng đó. Thần không đáp nhưng không vì vậy mà dân chúng không sùng bái, và người Ấn từ nay còn tin hơn bao giờ hết…”(w. Durant, sđd) Jawaharlal Nehru thì lại viết: “…và dòng sông Hằng, trước hết là con sông của Ấn Độ, con sông đã nắm giữ trái tim Ấn Độ và thu hút hàng bao nhiêu triệu người đến bên bờ của nó từ buổi bình minh của lịch sử. Câu chuyện dòng sông Hằng, từ ngọn nguồn của nó đến biển cả, từ thời xưa đến thời nay, là câu chuyện của nền văn minh và văn hóa Ấn Độ, của sự hưng suy các triều đại, của những thành phố lớn kiêu hãnh, của cuộc phiêu lưu của con người và sự tìm tòi của trí tuệ làm bận bịu các nhà tư tưởng Ấn Độ, của sự phong phú và hoàn mỹ của cuộc sống, cũng như sự từ chối và bác bỏ của nó, những thăng trầm, tăng trưởng và tàn lụi, cuộc sống và cái chết” Đối với tôi khi nhắc đến con sông Hằng thì trong tôi lại có một cảm giác thật khó tả. Nếu như sông Hương ở Việt Nam giữ vị trí thiết yếu trong dòng chảy văn hoá Huế, là dòng sửa tạo nên cốt cách và tâm hồn Huế, là con sông tâm linh xuyên suốt đời sống tinh thần của Huế. Sông Hương là báu vật thượng đế ưu ái ban tặng con người. Du khách đến Huế đều dễ dàng nhận ra Huế là thành phố lạ lùng, độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên bước đường nhân loại họ đi qua: một giai điệu trầm buồn và sâu lắng, một tiết tấu khoan hoà và diệu vợi, một không gian tâm tưởng chứa chan thiền vị, mà dòng Hương là linh hồn của tất cả cộng lại thì sông Hằng lại như một người mẹ bao dung, nhẫn nhục; như Tạng thức Alại-da hàm tàng mọi chủng tử dù đó là những chủng tử tươi đẹp như hoa hương hay bất tịnh xấu xa như tro xương xác người. Những ai đã từng đến sông Hằng ít nhiều cũng lưu dấu những ấn tượng khó phai. Và không biết từ bao giờ sông Hằng đã nhè nhẹ đi vào ca dao tục ngữ Việt Nam “ Hằng hà sa số”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Photobucket

...